Tutorial đầu tư NFT (phần 2): Cách quản lý và sử dụng ví web3 hiệu quả

Hướng dẫn quản lý và sử dụng ví web3 hiệu quả

Chúng ta đang sống trong thời đại chuyển giao giữa web2 và web3, và ở trong một giai đoạn vẫn còn rất sớm.

Hãy tưởng tượng rằng, web3 là một thế giới mà ở đó, mỗi chúng ta là một công dân dành sự tương tác hàng ngày với một thứ gọi là protocol (giao thức).

Có rất nhiều giao thức khác nhau, có giao thức giúp các cư dân web3 chúng ta tương tác qua lại với nhau, cũng có các giao thức phục vụ các công việc cơ bản mà chúng ta vẫn làm trong truyền thống như chuyển tiền, thanh toán, mua bán, hay các hoạt động giải trí như chơi game, nghe nhạc,…

Để sử dụng những protocol này, người dùng cần kết nối vào giao thức thông qua một thứ, gọi là ví web3.

Ví web3 là gì?

Nếu bạn đang nghĩ đến việc tham gia vào thế giới tiền điện tử, NFT, DeFi, CeFi … thì bước đầu tiên trong hành trình của bạn là sử dụng ví Web3.

Ví web3 được thiết kế để lưu trữ cryptocurrency và các tài sản kỹ thuật số khác, chẳng hạn như NFT. Ngoài chức năng lưu trữ, đa số các ví web3 có chức năng cho phép người dùng có thể gửi và hoán đổi token.

Các ứng dụng ví hiện nay đang ngày một cải tiến hơn so với trước và có nhiều chức năng hữu ích giống như một ngân hàng số hơn là chỉ dùng để chứa tài sản.

Ví web3 là một phần thiết yếu của việc sử dụng công nghệ blockchain vì nó đóng vai trò là cánh cổng bước vào không gian web3.

Phân loại ví web3

1. Ví Custodial wallet (lưu ký)

Ví custodial wallet là ví mà private key được sở hữu bởi các công ty bên thứ ba, như Binance hay Huobi chứ không phải là bạn, điều này rất phổ biến khi bạn lưu trữ tài sản của mình trên các sàn CEX.

Khi bạn mua Bitcoin trên các sàn CEX, Bitcoin được giữ trong ví của sàn, vì vậy về mặt kỹ thuật, bạn không kiểm soát được Bitcoin mà mình đã mua. Nếu có vấn đề xảy ra với sàn như bị hack hay phá sản (như FTX) thì bạn có nguy cơ mất tài sản trong ví đó.

Để bảo mật tài sản tốt hơn, hiện nay hầu hết các sàn giao dịch hàng đầu sẽ lưu trữ ngoại tuyến tiền của khách hàng trong ví lạnh và giữ một số tiền nhất định trong ví nóng để rút tiền. Điều này là để tránh khỏi việc bị hack như vụ Mt. Gox 2014.

2. Non-custodial wallet (không lưu ký)

Ví non-custodial wallet là ví web3 mà bạn sở hữu toàn quyền kiểm soát tài sản trong ví. Không một ai trừ người nắm giữ private key hoặc seed phrase được liên kết với ví có quyền đóng băng, truy cập hay giao dịch tài sản trong ví đó (kể cả công ty phát triển ví).

Private key là khóa bạn cần để chuyển tài sản ra khỏi ví web3 của mình.

Seed phrase là đoạn mã gồm 12 hoặc 24 ký tự cung cấp quyền truy cập vào ví và toàn quyền kiểm soát tài sản trong ví đó. Nếu bạn thay đổi hoặc mất thiết bị thì có thể dùng seed phrase để khôi phục lại ví của mình.

Bạn sẽ chịu trách nhiệm giữ private key và seed phrase cùng mật khẩu ví ở một nơi an toàn để không ai khác ngoài bạn có thể truy cập vào tài sản của mình.

Phần lớn các ví web3 mà bạn sẽ gặp là dạng không lưu ký, nghĩa là bạn có quyền kiểm soát các khóa riêng tư của mình và chịu trách nhiệm giữ an toàn cho chúng.

Ví không lưu ký cung cấp cho người dùng một giao diện tương tác trực tiếp với tài sản được lưu trữ on-chain trên Blockchain.

Loại ví web3 này sử dụng mô hình đáng tin cậy, theo đó bạn không cần phải dựa vào bất kỳ bên thứ ba nào để giữ an toàn cho thông tin của mình.

Có hai loại ví non-custodial chính:

Ví cứng (ví lạnh): Đây là những thiết bị vật lý sử dụng để truy cập ví web3 của mình và không được kết nối với internet. Ví dụ: Ledger và Trezor. Chính vì không được kết nối với internet và cần kết nối phần cứng nên ví lạnh an toàn cao hơn nhiều so với ví nóng.

Ví mềm (ví nóng): Là các ví hoạt động như các tiện ích mở rộng trên trình duyệt web hoặc app điện thoại. Ví dụ MetaMask và Trust Wallet. Ví mềm thường bị hacker nhắm đến do được sử dụng thường xuyên hơn và không có yếu tố bảo mật như ví cứng.

Ví web3 nào là tốt nhất?

Ví web3 nào là tốt nhất
Ví web3 nào là tốt nhất

Hiện nay có rất nhiều ứng dụng ví web3 đang được phát triển và sử dụng trên các mạng lưới blockchain khác nhau.

Ví cứng có lẽ sẽ là sự lựa chọn hàng đầu cho những người muốn bảo vệ tài sản của mình an toàn nhất. Tuy nhiên việc sử dụng ví cứng khá rườm rà và không phù hợp với những người hay phải tương tác với các protocols.

Các ví mềm web3 sẽ là sự lựa chọn hàng đầu với những người thường xuyên thực hiện các giao dịch hay tương tác on-chain với các giao thức web3.

  1. Metamask: là ví có lượng user đông nhất (30 triệu người dùng active). Metamask có giao diện tối giản và được phát triển lâu đời nhất trong các ví web3, và có thể hoạt động với hầu hết các dApps và blockchain L1&L2 phổ biến hiện nay như Ethereum, Polygon, BSC, Optimism, Arbitrum, Avalanche, … Metamask cũng có phiên bản mobile tuy rằng chức năng và UI/UX khá nghèo nàn. Điểm yếu của Metamask là không hỗ trợ hiển thị NFT trình quản lý Porfolio in-app.
  2. Trust Wallet: là đối thủ cạnh tranh của Metamask, tuy rằng không có extension nhưng Trust có trình duyệt dApps tích hợp rất tiện lợi.
  3. Zerion: không chỉ là một ví web3, zerion còn là một trình quản lý portfolio và NFT hiệu quả và tiện lợi. Tuy không có extension nhưng phiên bản mobile của Zerion mang lại trải nghiệm rất đầy đủ và mượt mà cho người dùng web3.
  4. Rainbow: Tương tự như Zerion, phiên bản mobile của Rainbow cũng mang lai trải nghiệm tuyệt vời với các chức năng quản lý portfolio, NFT và swap rất mượt mà. Tuy nhiên hiện tại Rainbow mới chỉ hỗ trợ mạng Ethereum.
  5. Phantom: là ví tốt nhất trên blockchain Solana và đang mở rộng sang Ethereum. Phantom có trải nghiệm mượt mà trên cả extension và mobile và có đủ các chức năng cần thiết cho người dùng web3.
  6. Tally Ho: là ví được tạo ra để khắc phục các điểm yếu của Metamask và hướng tới cộng đồng.

Một số các ví web3 nên dùng trên các blockchain chuyên biệt (không phải EVM)

  • Near: Mynearwallet, wallet.near.org
  • StarkNet: ArgentX, Bravoos
  • Sui: Sui wallet
  • Aptos: Martian, Pontem
  • Cardano: Nami, Eternl
  • Polkadot: Subwallet

Cách sử dụng ví web3 hiệu quả

Cách kết nối ví với các blockchain

Để có thể tương tác với các giao thức web3, bạn cần kết nối ví của mình với blockchain mà giao thức đó được xây dựng.

Với các blockchain không tương thích với EVM (máy ảo Ethereum), chỉ cần kết nối ví với giao diện là có thể sử dụng được.

Riêng với các EVM, anh em nên sử dụng Chainlist để thêm các blockchain đó vào ví Metamask.

Chainlist tập hợp hầu hết các blockchain L1&L2 tương thích EVM để bạn có thể dễ dàng add vào Metamask thay vì phải add thủ công.

Bạn chỉ cần truy cập chainlist và tìm tên network, connect ví và chọn Add to Metamask là có thể thêm được mạng lưới đó vào ví của mình. Lúc này chỉ cần truy cập vào giao thức mà bạn cần tương tác rồi kết nối ví là có thể sử dụng được.

Cách quản lý ví hiệu quả

Như đã đề cập ở phần trên, khi tạo ví anh em sẽ nhận được 1 đoạn mã 12-24 ký tự gọi là seed phrase, ai có seed phrase sẽ có toàn quyền truy cập vào tài sản on-chain của ạnh em.

Các tài sản này tồn tại trên chuỗi chứ không phải nằm trong ví, do đó 1 mã seed phrase có thể nhập vào các ví web3 khác nhau để truy cập vào các tài sản này.

Để quản lý ví hiệu quả, anh em không nên tạo ra nhiều ví với seed phrase mới mà có thể dùng chung seed phrase cho nhiều ví.

Ví dụ:

  • Metamask dùng chung seed phrase với Tally Ho, Okex wallet và các ví EVM.
  • Martian (Aptos) dùng chung seed phrase với Pontem, Petra, Fewcha và các ví bên Aptos.
  • Martian (SUI) dùng chung seed phrase với Sui Wallet, Suiet và các ví mạng SUI.
  • ArgentX dùng chung seed phrase cho Braavos và các ví hệ StarkNet.
  • Nami dùng chung seed phrase với Yoroi, Eternl và các ví hệ Cardano.
  • Phantom dùng chung seed phrase với Sollet, Solflare, và các ví hệ Solana.
  • Cosmos-SDK (Cosmos, Secret Network, Kava, Osmosis, Evmos,…): Keplr.
  • v.v…

Các bạn nên lưu các mã seed phrase tại ổ cứng tách biệt với không gian mạng nhằm tránh rủi ro bị hack, đồng thời đặt mật khẩu 2 lớp bảo vệ.

Ví nào quản lý NFT tốt nhất?

  • Phiên bản extension: Tally Ho, Okex wallet. Đây là 2 ví có giao diện thân thiện, có trình quản lý NFT và đầy đủ tính năng cần thiết cho người dùng web3.
  • Phiên bản mobile: Zerion, Rainbow. Hai ví này có UI/UX tuyệt vời, trải nghiệm mượt mà cùng trình quản lý tài sản và tracking ví khác rất tiện lợi cho các trader.

Cách bảo mật ví hiệu quả

Xóm NFT đã viết một bài về cách bảo vệ tài sản trong không gian web3, các bạn vui lòng đọc lại tại bài viết này: https://dareplay.io/news/vi/bao-mat-web3/

Để tăng tính bảo mật cho việc sử dụng ví web3 (thường là ví mềm), người dùng có thể lựa chọn sử dụng kết hợp với ví multi-sign wallet (ví đa chữ ký). Ví dụ: Gnosis Safe.

Ví đa chữ ký sẽ yêu cầu nhiều hơn 2 chữ ký từ 2 chủ sở hữu khác nhau mỗi khi thực hiện giao dịch. Trong trường hợp bạn bị mất seed phrase của 1 ví thì hacker vẫn không thể thực hiện giao dịch vì bị thiếu chữ ký.

Nếu bạn muốn sử dụng ví đa chứ ký để tăng bảo mật, hãy truy cập Safe – Welcome chọn Create New Safe và kết nối với ví metamask để tạo ví đa chữ ký.

Đến bước chọn người ký, bạn nhập địa chỉ các ví muốn dùng để xác nhận giao dịch. Các địa chỉ này có thể thay đổi sau.

Cách tạo ví đa chữ ký
Tạo ví đa chữ ký Safe

Cuối cùng chọn số lượng người ký xác nhận giao dịch. Nếu bạn không có quyền truy cập vào đủ số người ký, bạn sẽ không thể khôi phục tài sản của mình.

Kết luận

Việc tạo, squản lý và bảo mật ví là bước căn bản đầu tiên đối với những công dân web3. Hy vọng qua bài viết này, những anh em mới tham gia vào blockchain có thể nắm được cách thức sử dụng ví sao cho hiệu quả. Đây chính là bước đầu tiên trong việc tiếp cận web3.

Trong các bài tiếp theo, Xóm NFT sẽ đào sâu vào thế giới NFT để cho ra mắt những bài viết chất lượng và giúp anh em tìm kiếm những hidden gem với cơ hội thay đổi vị thế cuộc chơi.

Theo dõi Xóm NFT.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.