Tutorial đầu tư NFT: Những số liệu mà bạn thường bỏ qua khi mua một NFT

Hướng dẫn đầu tư NFT sử dụng dữ liệu sẵn có trên Blur và Opensea

Anh em đã từng xuống tiền mua một bộ NFT chỉ vì thích nó hay nghe người khác nói chưa?

Hãy cẩn thận vì điều đó sẽ khiến anh em mất tiền oan ức.

Bằng một số dữ liệu có sẵn trên Blur và Opensea, anh em có thể tự mình ra quyết định đúng đắn hơn.

Sau đây là một số dữ liệu, con số cần xem xét trước khi xuống tiền mua một NFT

1. Biểu đồ lịch sử dài hạn

Biểu đồ lịch sử dài hạn
Biểu đồ lịch sử dài hạn

Nhìn vào biểu đồ sau:

  • Màu đỏ = hype, giá tăng quá nhanh
  • Màu xanh = giá ổn định trước khi dẫn đến sự quan tâm bất ngờ
  • Màu tím = volume giao dịch, volume thường tăng mạnh khi có một đợt quan tâm lớn hoặc đợt giảm lớn.

Rất hiếm khi các dự án NFT có nhiều đợt quan tâm.

Việc phân tích biểu đồ dài hạn sẽ giúp phân biệt giữa những dự án chỉ gây chú ý tạm thời và những dự án có tiềm năng phát triển bền vững.

2. Tường giá

Tường giá bán NFT
Tường giá bán NFT

Đôi khi có nhiều NFT đăng bán tại cùng một mức giá nhất định.

Ví dụ: nhiều NFT CloneX được đặt mức giá đồng loạt tại 5 ETH.

Điều này gợi ra ý tưởng một tường giá chống đỡ của hành động giá tăng lên.

3. Những người nắm giữ

Những người nắm giữ NFT
Những người nắm giữ NFT

Nếu anh em ấn vào 1 NFT để xem Detail -> Contract address -> token tracker -> Holders tab, anh em sẽ thấy top 1000 holder.

Các top holder có phải là những người thường xuyên bán hay là những người nắm giữ lâu dài. Hãy xem lịch sử của họ để biết điều đó.

4. Phân phối chủ sở hữu

Phân phối chủ sở hữu NFT
Phân phối chủ sở hữu NFT

Chỉ số này cho biết có bao nhiêu cá voi so với cộng đồng đang nắm giữ bộ NFT đó.

Chỉ số phân phối cao có nghĩa là có nhiều NFT được phân bổ giữa các holder (ít cá voi hơn)

Chỉ số thấp có nghĩa là NFT được phân phối tập trung vào ít chủ sở hữu hơn (có nhiều cá voi hơn).

Chúng ta có thể xem chỉ số này trên cả Opensea và Blur. Trên OpenSea sẽ chỉ rõ hơn về tỷ lệ % owner nắm giữ bao nhiêu NFT.

5. Deep chart

Deep chart
Deep chart

Biểu đồ độ sâu cho biết nơi có sự chống đỡ giá.

Nếu 1 bộ NFT đang tăng mạnh, biểu đồ này có thể cho bạn biết nơi nó có thể dừng lại.

6. Đồ thị Sales và floor

Đồ thị sale và giá sàn
Đồ thị sale và giá sàn

Đồ thị này cho biết doanh số bán hàng ngày và mức giá sàn theo thời gian. Từ đây có thể biết xu hướng của bộ NFT đó khi có đủ dữ liệu lịch sử.

VD: Bộ MAYC hiện đang đang giữ mức giá ổn định 9.5 ETH.

7. Số lượng NFT được list

Số lượng NFT được list
Số lượng NFT được list

Chỉ số này cho biết có bao nhiêu NFT đã được list lên sàn. Tại sao nó quan trọng?

Đây là chỉ số cho biết có bao nhiêu người sẵn sàng nắm giữ dự án so với việc muốn bán nó, thể hiện niềm tin với dự án.

Chỉ số càng thấp càng tốt.

8. Loại giao dịch (type of sale)

Loại giao dịch
Loại giao dịch
  • Nếu là ETH (người mua quyết định mua)
  • Nếu là WETH (người bán quyết định bán)

Thường điều này chỉ ra liệu giao dịch diễn ra do sự quan tâm của người mua hay do sự sợ hãi của người bán.

9. Số người bán (order book)

Số người bán order book
Số người bán order book

Đôi khi không có nhiều người bán ở mức giá cụ thể.

Hãy xem mục Analytics -> Listing để xem số lượng NFT được list lên sàn.

Nếu có ít người list, giá sẽ tăng nhanh sau một số giao dịch (order book mỏng)

Điều này sẽ thay đổi khi có nhiều người bán liệt kê.

10. Cung/cầu

Lượng cung cầu
Lượng cung cầu

Trên Blur, hãy nhìn vào số liệu của cột Supply.

Nếu một bộ NFT có supply cao thường sẽ khó đạt mức tăng trưởng x10 trong vài tuần tới.

Hầu hết các bộ sưu tập đạt giá trị cao thường có độ khan hiếm cao. Như các bộ NFT 1/1.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.