NFTfi 101 (phần 7): Liquidity Protocols – Thanh khoản NFT

Thanh khoản NFT AMM Aggregator

Xin chào anh em cộng đồng Xóm NFT, đây là bài viết cuối cùng của chuỗi bài viết về NFT Finance. Chủ đề hôm nay là Liquidity Protocols gồm có NFT AMM, Fractionalization và Aggregator.

Riêng mảnh ghép về Fractionalization (phân mảnh NFT), Xóm NFT đã tách riêng một bài viết ở phần 6. Tại khuôn khổ bài viết này, Xóm sẽ tập trung vào NFT AMM và Aggregator.

Như anh em đã biết thì thanh khoản luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu trong mọi lĩnh vực tài chính, và là nơi mà dòng tiền đổ vào đầu tiên.

Đã có nhiều dự án được sinh ra để giải quyết bài toán này, và mảnh ghép NFT AMM tập hợp các dự án như vậy.

NFT AMM (tạo lập thị trường NFT tự động)

NFT AMM là cái tên được nhắc đến rất nhiều trong những tháng gần đây, đặc biệt là vào thời gian cuối tháng 1, đầu tháng 2 năm 2023 khi SudoSwap đã chính thức ra mắt token. Ngoài ra MagicSwap cũng lên kế hoạch cho MagicSwap v2 với cơ chế NFT AMM cho mảng blockchain game phục vụ hệ sinh thái của TreasureDAO.

Định nghĩa NFT AMM: là một sàn giao dịch NFT phi tập trung thay thế cho các chợ NFT tập trung sử dụng sổ orderbook như Opensea, X2Y2 hoặc Magic Eden. NFT AMM chủ yếu sử dụng pool thanh khoản để cho phép giao dịch có mức trượt giá thấp và chi phí thấp.

Nếu anh em đã tham gia mua bán NFT trên Opensea sẽ thấy ngay cả các NFT blue chip đôi khi cũng không có nhiều thanh khoản, thường các NFT trader sẽ giao dịch các bộ NFT với giá sàn. Tuy nhiên, với NFT AMM, bất kỳ ai cũng có thể thêm thanh khoản và nhận một phần phí giao dịch.

Đặc điểm của các NFT AMMs

  • Pool thanh khoản trong NFT AMM có thể được sử dụng để mua và bán NFT ngay lập tức.
  • Nếu không sử dụng AMM thì người dùng hoàn toàn có thể sử dụng chức năng mua bán theo sổ lệnh rồi chờ khớp lệnh tương tự như Opensea.
  • AMM cũng có thể cung cấp pool thanh khoản hai phía NFT-ETH hoặc một phía cho NFT / ETH, với mỗi nhóm được quản lý bởi nhà cung cấp thanh khoản. Các tham số pool thanh khoản của cặp NFT/ETH có thể được điều chỉnh bất kỳ lúc nào. Người tạo pool hai phía cũng có thể đặt phí và tùy chọn đường cong định giá.
  • Độ hiếm và các thuộc tính độc đáo khác của một NFT không được tính đến trong NFT AMM.

Do sử dụng đường cong định giá nên mảnh ghép NFT AMM có thể trùng một phần với mục đích của Appraisals (định giá).

Ưu điểm của NFT AMM

  • Giúp người dùng tiếp cận NFT tốt hơn: Sudoswap hạ thấp rào cản gia nhập của người dùng đối với việc mua và bán với chi phí cực kỳ thấp.
  • Thanh khoản tức thời: trader có thể thoát bất cứ lúc nào hoàn toàn trên chuỗi.
  • Hiệu quả và linh hoạt: Cung cấp thanh khoản NFT-to-ERC20 liên quan trực tiếp đến việc tạo lập thị trường và có tỷ lệ cao hơn. Các thông số pool cũng có thể được tùy chỉnh.
  • Làm cơ sở hạ tầng: các block NFT AMM có thể sử dụng làm cơ sở hạ tầng cơ bản của thị trường dự án NFTfi, GameFi (như Magicswap)
  • Tạo ra mô hình phần thưởng mới: mô hình trước đây quá đơn giản và không bền vững. Với NFT AMM, các NFT stakeholder có thể sử dụng phí giao dịch như một loại phần thưởng “tiền bản quyền” cho LP.
  • Mô hình tạo lập thị trường và giao dịch NFT mới: tạo ra một vài thay đổi trong thói quen giao dịch NFT và chiến lược giao dịch NFT mới (như DCA, v.v.).

Nhược điểm của NFT AMM

  • Loại bỏ đi tính hiếm của NFT.
  • Chi phí phát sinh: NFT được lưu trữ dưới dạng LP trong pool và mỗi lần rút tiền và lệnh chờ xử lý đều có chi phí phát sinh.
  • Khuếch đại rủi ro LP: khi thị trường gấu xuất hiện, các chủ sở hữu NFT có thể rút hết NFT để thoát hàng, khiến việc cung cấp thanh khoản cho NFT dễ gặp rủi ro. Do đó, nếu không có động cơ tương ứng, sẽ không có ai tham gia cung cấp thanh khoản.

Mô hình NFT AMM sẽ không thân thiện với NFT giá thấp mà sẽ phù hợp hơn với các bộ NFT bluechip và đặc biệt là các NFT trong game. Đồng thời AMM cũng hạ thấp rào cản gia nhập thị trường NFT và làm cho việc triển khai các chiến lược trở nên linh hoạt hơn.

Dự án nổi bật

Dự án nổi bật nhất trong mảnh ghép này là SudoSwap, với giao thức SudoAMM bao gồm một số pool thanh khoản NFT độc lập, mỗi pool được quản lý bởi một LP có quyền kiểm soát đường cong hàm định giá, phí ban đầu, ngưỡng gia tăng và tỷ lệ phí giao dịch.

Không giống như các đường cong thuật toán AMM (X*Y=K) truyền thống, SudoAMM sử dụng Đường cong định giá tập trung (cho phép lựa chọn bất kỳ đường cong nào; chủ yếu là Đường cong tuyến tính và Đường cong hàm mũ) để xây dựng các pool thanh khoản nhằm tạo thuận lợi cho giao dịch NFT.

-> Chính vì thế mà SudoAMM được coi là Uniswap v3 trong thế giới NFT. Trên SudoSwap, người dùng có thể kiểm soát độ sâu và độ trượt giá của pool bằng cách đặt các tham số tập trung, từ đó kiểm soát phạm vi giá của pool thanh khoản.

Thêm vào đó, phí giao dịch trên Sudoswap rất thấp chỉ 0.5% và cho phép tùy chọn phí royalties khi list sàn. Một dự án khác là Sugoiswap là phiên bản wrap của SUDO, giúp token SUDO có thể transfer và trade được.

Sau khi Sudoswap đi tiên phong trong cơ chế NFT AMM, mảnh ghép này bắt đầu nở rộ. Trong số này có Goatswap đã khởi chạy cross-chain trực tiếp mà không cần thêm bất kỳ cơ chế mới nào. Cũng có những giao thức khác đã cố gắng cải thiện cơ chế AMM.

Một cái tên nổi bật gần đây là MagicSwap, khởi đầu là một sàn AMM trên mạng Arbitrum mới đây đã công bố kế hoạch triển MagicSwap v2, trong đó có NFT AMM tập trung vào mảng NFT game trong hệ sinh thái treasureDAO.

Điểm khác biệt của MagicSwap là gộp chung pool cho Erc-20 và NFT thông qua một router duy nhất cung cấp các pool NFT-NFT dành cho Erc-1155.

NFT Aggregator (tổng hợp thanh khoản NFT)

NFT Aggregator là công cụ tổng hợp các bộ sưu tập NFT từ nhiều marketplace vào một địa điểm, cho phép người dùng phân tích NFT sâu hơn và mang lại tính thanh khoản cao hơn cho các bộ NFT đó.

Nhờ có trình tổng hợp Aggregator mà người dùng có thể duyệt, mua và bán NFT tại nhiều marketplace khác nhau ở cùng một giao diện duy nhất. Điều này giải quyết đúng vấn đề mà người dùng đang gặp phải: so sánh giá.

Cách thức hoạt động của các Aggregator rất đơn giản, đầu tiên Aggregator sẽ thu thập dữ liệu từ nhiều thị trường khác nhau thông qua API hoặc scan dữ liệu website, sau đó trình bày dữ liệu đó trong một giao diện thống nhất.

Người dùng có thể mua NFT thông qua Aggregator hoặc chuyển đến marketplace gốc để hoàn tất giao dịch.

Các công cụ tổng hợp NFT có thể được sử dụng với nhiều dạng NFT, bao gồm art, collection, game, music, và thậm chí cả các tổ chức từ thiện và phi lợi nhuận để gây quỹ.

Các nghệ sĩ và các tổ chức sáng tạo có thể sử dụng công cụ tổng hợp NFT để liệt kê các dạng NFT để tiếp cận những người mua tiềm năng có thể không khám phá được chúng trên một thị trường duy nhất. Người sưu tập cũng có thể sử dụng công cụ tổng hợp NFT để tìm các NFT hiếm và độc đáo từ các thị trường khác nhau.

Ưu điểm của NFT Aggregator

  • Thuận tiện: người dùng không phải nhảy từ thị trường này sang thị trường khác, không còn phải quản lý nhiều ví hoặc chuyển đổi thị trường để tìm giá rẻ hơn.
  • Giúp người dùng phân tích tốt hơn: người dùng có thể dễ dàng tìm kiếm và so sánh số lượng và giá sàn giữa các bộ sưu tập, phí gas hoặc phí bản quyền -> giúp người dùng đưa ra chiến lược và phân tích chuyên sâu hơn.
  • Truy cập nhiều loại NFT hơn: bằng cách kết nối với nhiều marketplace, trình tổng hợp NFT cho phép người dùng truy cập vào nhiều loại NFT hơn so với khả năng họ có thể truy cập bằng cách duyệt qua một chợ NFT duy nhất.
  • Chức năng cross-chain: NFT Aggregator có thể cung cấp NFT từ nhiều chuỗi.
  • Giúp người bán định giá tốt hơn: Aggregator cung cấp thông tin và giá chính xác về các bộ sưu tập NFT một cách minh bạch và đáng tin cậy, giúp người bán định giá NFT của họ một cách cạnh tranh.

Nhược điểm của NFT Aggregator

  • Vấn đề bảo mật: các trình tổng hợp thanh khoản NFT không có cùng mức độ bảo mật như một marketplace độc lập -> người dùng cần phải nghiên cứu các biện pháp bảo mật mà các Aggregator áp dụng và để đảm bảo rằng thông tin cá nhân và tài chính của bạn được bảo vệ khi sử dụng nền tảng.
  • Vấn đề hỗ trợ khách hàng: Nếu bạn gặp phải bất kỳ sự cố nào hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, bạn cần liên hệ trực tiếp với các NFT Aggregator, thay vì các chợ NFT ban đầu.

Dự án nổi bật

Blur là cái tên được nhắc đến nhiều nhất trong các Aggregator ở thời điểm hiện tại. Khối lượng giao dịch của Blur hiện đứng thứ 2 (đã có thời điểm vượt qua OpenSea).

Blur có giao diện đơn giản, có chương trình airdrop cho người dùng sớm thông qua hoạt động listing và mua bán trên sàn, và điểm thu hút người dùng nhất của Blur là có mức phí giao dịch bằng 0 (trên Opensea là 2.5%).

Thêm vào đó Blur có chức năng cho phép chủ sở hữu NFT tùy chọn phí royalties, thông thường mức phí này trên các chợ NFT độc lập là 7.5-13%. Việc cho phép tùy chọn phí bản quyền đã gây ra phản ứng trái chiều từ các nghệ sĩ NFT, tuy nhiên lại được người dùng ủng hộ do giảm được chi phí và tăng lợi nhuận khi bán NFT.

Cái tên nổi bật tiếp theo là Gem (đã được Opensea mua lại) cũng là một Aggregator với giao diện thân thiện. Gem cung cấp đầy đủ các công cụ cần thiết cho một trader như phân tích khối lượng, mint, sweep, theo dõi độ hiếm.

Cũng giống như Gem, Genie là một Aggregator phổ biến (hiện đã được Uniswap mua lại và tích hợp trực tiếp vào nền tảng của mình). Genie có đặc điểm nổi bật là chính sách hoàn trả, nếu NFT không khả dụng sẽ hoàn tiền lai ngay lập tức giúp các trader tự tin hơn khi giao dịch.

Kết luận

Như vậy, các lego trong hệ sinh thái NFTfi đã được ghép đầy đủ. Một mùa bull run của NFT summer đang đến và những gì anh em cần lúc này là chuẩn bị đầy đru kiến thức và tài chính để đón làn sóng lớn này.

Trong đợt mini bull đầu năm, các token của NFTfi cũng đã tăng trưởng mạnh và có các dấu hiệu đáng chú ý của smart money.

Việc Sudoswap, Blur và Alienswap rục rịch ra mắt token và chuẩn bị list các sàn Cex cũng sẽ là một màn khởi động tốt đẹp của mùa token của NFTfi.

Anh em hãy đọc lại các bài viết về mảnh ghép NFTfi để hiểu cơ chế hoạt động và tìm ra những hidden gem ẩn giấu đâu đó.

Nhớ follow Xóm NFT tại linktree để không bỏ lỡ thông tin và các kèo NFT hot nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.