NFTFi (Phần 6): Fractionalization – Phân mảnh NFT

Phân mảnh NFT là gì

Trong không gian NFT, một trong số các nguyên nhân dẫn đến việc NFT khó trở nên phổ biến là tính thanh khoản thấp, đặc biệt là với các bộ NFT bluechip.

Để mua 1 NFT Bord Ape (BAYC) và CryptoPunks thì người dùng phải trả một khoản tiền lên đến cả trăm nghìn đô la (với giá sàn). Các bộ NFT nhỏ hơn kế sau đó là Azuki, Doodle, Pudgy Penguins cũng có mức giá sàn dao động từ vài nghìn cho đến vài chục nghìn đô la.

DeFi cố gắng khắc phục điều này này bằng cách tận dụng cơ chế của token có thể thay thế vào thế giới của các token không thể thay thế, tức là có thể chia nhỏ 1 NFT ra thành nhiều phần nhỏ giống như việc giao dịch BTC dưới dạng đơn vị satoshi. Cơ chế này được gọi là phân mảnh NFT.

Phân mảnh NFT là gì?

Phân mảnh NFT là việc chia nhỏ NFT thành các mảnh nhỏ cho phép người dùng sở hữu cổ phần phân mảnh của NFT. Về cơ bản, khi một NFT trải qua quá trình phân mảnh, nó sẽ bị khóa trong một hợp đồng thông minh ký quỹ, sau đó hợp đồng này sẽ phát hành các token ERC-20 có thể thay thế được.

Các token ERC-20 này đại diện cho các cổ phần sở hữu trong tài sản NFT bị khóa và có thể được giao dịch trong AMM với số lượng tùy ý, vốn dĩ làm cho tài sản NFT cơ bản ban đầu có tính thanh khoản cao hơn.

Những người giao dịch chênh lệch giá đảm bảo rằng các phân mảnh được định giá chính xác theo giá sàn của bộ sưu tập trong nhóm AMM được phân mảnh.

Có một số dự án đang nghiên cứu phân mảnh NFT và mỗi dự án sử dụng một cách tiếp cận khác nhau. Phần sau đây Xóm NFT sẽ kể tên một số dự án hàng đầu trong mảnh ghép này.

Pooled Fractionalization (phân mảnh gộp)

NFTX

NFTX là một giao thức cho phép người dùng gộp chung các NFT trong cùng một bộ sưu tập để đổi lấy các cổ phần là các vToken có thể thay thế theo tỷ lệ thuận với tài sản gửi vào của người dùng.

Sau đó, nhà đầu tư có thể sử dụng các vToken của họ để mua một NFT bất kỳ từ vault của NFTX. Ngoài ra, họ có thể đổi một token cụ thể trong cùng một vault bằng cách trả một khoản phí bổ sung.

Cụ thể, nếu người dùng khóa một NFT BAYC duy nhất vào BAYC vault và nếu NFTX vault đã chứa 3 BAYC trước đó, thì người dùng gửi tiền sau đó sẽ nhận được 1 trong tổng số 4 token ERC-20 BAYC từ vault.

BAYC Vault tại NFTX
BAYC Vault tại NFTX

Mỗi token trong 4 Punk ERC-20 này đại diện cho 4 BAYC được khóa trong hợp đồng thông minh của NFTX. Các token này có thể hoán đổi cho nhau và không đại diện cho bất kỳ punk cụ thể nào trong vault.

Một khi đổi lại, người dùng có cơ hội ngẫu nhiên nhận được bất kỳ BAYC nào được lưu trữ trong vault (trừ khi người dùng của họ trả một khoản phí bổ sung để chọn Punk mà họ muốn đổi).

Điều thú vị cần lưu ý ở đây là các token ERC-20 này có thể được giao dịch trên các DEX phổ biến như Sushi hoặc Uniswap. Người nắm giữ vToken cũng sẽ nhận được phần thưởng từ phần phí giao dịch từ vault.

Tính thanh khoản trong các pool AMM này được trợ cấp bởi phí vault của NFTX, phí này đến từ người dùng khi:

  1. khi họ phân chia NFT của mình bằng cách khóa nó trong pool.
  2. nếu họ chọn một NFT cụ thể từ pool để đổi bằng token ERC-20 của họ.
  3. khi họ hoán đổi NFT trên vault. Hoán đổi NFT qua vault là một tính năng cho phép người dùng trao đổi trực tiếp NFT của họ lấy bất kỳ NFT nào trong NFTX vault của cùng một bộ sưu tập với một khoản phí nhỏ.

Với thiết kế này, các token ERC-20 không bị lạm phát vì số lượng token ERC-20 luôn bằng với số lượng NFT bị khóa trong giao thức. Nói cách khác, các vToken luôn được back đầy đủ bởi các NFT on-chain.

Điểm yếu của NFTX là dễ bị “bank run”. Người dùng chỉ có thể đổi vToken lấy NFT với số lượng nguyên, nếu một lượng lớn thanh khoản rời khỏi pool, nhiều người dùng đổi vToken của họ lấy NFT theo số nguyên, để bảo vệ bản thân khỏi khủng hoảng thanh khoản.

Rõ ràng, nếu một người dùng nắm giữ 0,9 vToken và một người dùng khác nắm giữ 0,1 nhưng không hợp tác, thì họ sẽ không thể đổi NFT, khiến cổ phần của họ về cơ bản là vô giá trị.

Để bảo vệ chống lại các kịch bản bank run này, NFTX đã giới thiệu cơ chế giải thể một vault có 3 NFT trở xuống thông qua một cuộc bỏ phiếu quản trị trong đó những người nắm giữ cổ phần nhận được một phần tỷ lệ tiền thu được từ việc bán NFT. Tuy nhiên, trường hợp này có thể dẫn đến kết quả dưới mức tối ưu cho những người nắm giữ vToken, vì có thể các NFT được bán giảm giá.

Phân tích case study về phân mảnh NFT BAYC trên NFTX

Sau khi ra mắt vào tháng 7 năm 2021, BAYC vault đã nhanh chóng tích lũy được 17 NFT trong vault của NFTX, nhưng sau đó nó đã giảm xuống chỉ còn 4. Trong suốt thời gian hoạt động, vault đã tạo điều kiện cho 44 lần gửi tiền, 40 lần rút tiền và 31 lần hoán đổi NFT.

Kể từ tháng 7 năm 2022, token ERC-20 phân đoạn của nó là BAYC, đã được giao dịch khoảng 5000 lần và hiện có khoảng 170 chủ sở hữu với nguồn cung cấp tối đa là 4, đại diện cho 4 NFT trong kho NFTX.

Theo một cách nào đó, tính kém thanh khoản trên NFTX là một chu kỳ tự nó hoàn thành: càng có ít NFT trong vault thì càng có ít nhu cầu đối với cổ phần phân đoạn (vì mức trượt giá càng cao trong nhóm AMM) và càng ít holder phân đoạn NFT của họ.

Sau khi BAYC vault trên NFTX đạt kích thước tối đa là 17 NFT vào tháng 8 năm 2021, nó đã bắt đầu chịu sự suy giảm. Do giá của Bored Ape Yacht Club NFT tăng đều đặn trong cùng khung thời gian này khiến cho nhu cầu mua token phân mảnh NFT của người dùng đã giảm.

Thêm vào đó, người dùng sẽ phải cân nhắc so sánh lợi ích giữa việc giữ NFT Bored Ape trong ví để chuẩn bị cho các đợt airdrop của Yuga Labs hay gửi một chúng vào vault của NFTX để tích lũy phí.

Giá trị khi hold BAYC để nhận airdrop
Giá trị khi hold BAYC để nhận airdrop

Chỉ trong năm ngoái, những người nắm giữ BAYC đã được airdrop Mutants, Kennels, token $APE và Otherside land. Vào thời kỳ đỉnh cao, số cổ phần được airdrop từ BAYC có giá trị hơn cả một NFT đơn lẻ. Nếu một người đã mua một NFT BAYC trước ngày 18 tháng 6 năm 2021 và nắm giữ tất cả các đợt airdrop của nó, thì ở mức giá sàn, khoản đầu tư của họ sẽ đạt mức cao nhất là hơn 850.000 đô la vào đầu tháng 5 năm 2022.

-> Nếu như khóa NFT vào NFTX, người nắm giữ NFT sẽ có lợi nhuận ít hơn so với việc tham gia vào airdrop.

Không giống như các giao thức phân mảnh NFT khác, NFTX đã có ​​​​sự tăng trưởng ổn định về cả TVL và khối lượng ngay sau cơn sốt NFT đạt đỉnh vào Mùa hè năm 2021. TVL của NFTX đã vượt 25 triệu đô la vào tháng 3 năm 2022 và khối lượng hàng ngày trung bình đều đặn trên 250 ETH.

Volume hàng ngày và TVL NFTX
Volume hàng ngày và TVL NFTX

Rõ ràng, giao thức NFTX đã đạt được mức độ phù hợp với thị trường mà trước đây chưa từng thấy trong các giao thức DeFi x NFT khác.

Unicly

Unicly là một giao thức phân mảnh NFT cho phép người dùng token hóa các NFT bằng cách tạo các vault chứa nhiều NFT do họ lựa chọn.

Người dùng có thể phân chia vault của họ thành uTokens ERC-20. Điều này cho phép người dùng nắm giữ một tài sản được phân đoạn của tập hợp các tài sản NFT.

Về bản chất, uTokens hoạt động như token quản trị của mọi vault và có thể bỏ phiếu để mở khóa vault, cho phép mọi người đặt giá thầu trong các cuộc đấu giá NFT của vault.

Unicly Vault đại diện với uToken ERC-20
Unicly Vault đại diện với uToken ERC-20

Khi người dùng thiết lập Unicly vault lần đầu tiên, họ có thể tùy ý quyết định phát hành số lượng bất kỳ từ 1k đến 1tn token. ETH có được từ việc bán đấu giá của vault sẽ được phân phối theo tỷ lệ cho tất cả những người nắm giữ uToken có liên quan.

Unicly có thể được coi là một quỹ ETF tốt nhất cho các bộ sưu tập NFT (mô phỏng theo sự biến động của NFT), bất kể các vault có được đa dạng hóa hay không.

Unicly gần đây đã phát hành phiên bản 2 của giao thức, theo đó NFT có thể không được phân mảnh riêng lẻ khi ai đó đặt giá thầu cao hơn giá kích hoạt do chủ sở hữu vault đặt.

Khi giá thầu kích hoạt một cuộc đấu giá sẽ mang ETH quay trở lại vault. Những người nắm giữ uToken được hưởng phần chia theo tỷ lệ nắm giữ uToken của họ từ số tiền thu được từ đấu giá.

Unicly cũng có quan hệ đối tác với Jenny Metaverse DAO, một trong những Nhà cung cấp thanh khoản chính trong giao thức này.

Jenny Metaverse DAO có một danh mục NFT khá lớn mà họ triển khai vào các vault của Unicly để tạo ra lợi nhuận từ các cuộc đấu giá và cung cấp thanh khoản.

Cho đến nay, chỉ có 14 vault được triển khai và hầu hết các vault này đều có rất ít hoạt động.

Individual Fractionalization (Phân mảnh riêng lẻ)

Phân mảnh riêng lẻ là người dùng tạo vault chứa 1 NFT hoặc 1 bộ NFT duy nhất thay vì chứa nhiều NFT.

Đại diện lớn nhất cho mảnh ghép phân mảnh NFT riêng lẻ là Tessera (trước đây có tên là Fractional), một giao thức cho phép người dùng phân mảnh từng NFT hoặc toàn bộ bộ sưu tập thành các token trong vault dạng ERC-20.

Token vault đại diện cho cổ phần của nhà đầu tư trong vault và dùng để thiết lập quản trị DAO cho mỗi NFT được phân đoạn.

Các token vault có thể được giao dịch thông qua một giao diện trên trang web, sử dụng công cụ tổng hợp DEX.

Khi khởi tạo vault, người tạo đặt các tham số chính bao gồm mức phí để đúc token vault và giá khởi điểm cho bộ sưu tập trong vault. Giá khởi điểm là giá trị mà NFT có thể được mua hết.

Sau khi tạo, mỗi vault trên Fractional chịu trách nhiệm về bảo mật và quản trị cho vault đó nhờ những người nắm giữ token. Chủ sở hữu token của vault chủ yếu có quyền quyết định và cập nhật giá khởi điểm cho NFT của vault.

Hiện tại có 2.836 vault đang hoạt động trên Tessera. Khối lượng giao dịch và hoạt động tạo vault đã giảm xuống mức ATL kể từ mức cao nhất vào cuối tháng 8 năm 2021.

Volume giao dịch hàng ngày của Tessera giảm mạnh
Volume giao dịch hàng ngày của Tessera giảm mạnh

Không giống như NFTX và Unicly, Tessera nhắm mục tiêu đến các NFT kém thanh khoản, không phù hợp với các pool. Bằng cách cho phép người tạo vault đặt tỷ lệ lạm phát (phí), điều này tạo hiệu quả cho người dùng hoặc DAO mua các NFT duy nhất, chia nhỏ chúng và bán chúng hoàn toàn, kiếm lợi suất lạm phát từ vault.

Tesssera cũng hợp tác với PartyBid, một dự án cho phép người dùng gom tiền để mua NFT đắt tiền. Sau khi người dùng mua NFT thông qua PartyBid, giao thức sẽ phân chia NFT và cung cấp cho người mua quyền quản trị thông qua giao thức PartyBid.

Mặc dù mục đích đằng sau việc phân nhỏ NFT có thể có thiện chí với các với các nhà giao dịch ngắn hạn, nhưng trên thực tế, cách tiếp cận này mang lại nhiều rủi ro cho các bên liên quan.

Mặc dù việc chia NFT thành các token có thể thay thế được sẽ loại bỏ các ràng buộc về thanh khoản, giải pháp này chỉ chuyển các vấn đề thanh khoản từ NFT sang token ERC-20.

  • Thay vì người dùng chỉ có một NFT kém thanh khoản, người dùng được giữ nhiều token ERC-20 kém thanh khoản đại diện cho quyền sở hữu một phần đối với NFT gốc.
  • Đối với chủ sở hữu NFT, việc từ bỏ quyền kiểm soát NFT của họ bằng cách khóa chúng vô thời hạn trong hợp đồng thông minh sẽ hạn chế khả năng tiếp cận các lợi ích của việc nắm giữ NFT, chẳng hạn như quyền staking, airdrop, mint pass, v.v.
  • Đối với người mua NFT được phân mảnh, các rủi ro bao gồm bank run, thao túng quản trị, và rug-pulls của những người tạo vault.

Đây là lý do tại sao Tessera cảnh báo người dùng bán lẻ rằng quyền sở hữu một phần NFT của họ có thể bị thanh khoản thấp và có thể về 0.

Tất cả những rủi ro này phải được xem xét cẩn thận trước khi tham gia vào các NFT được phân mảnh. Tại thời điểm này, hầu hết các nhà đầu tư NFT dường như đã nhận ra nhược điểm của phân mảnh và đang tránh các giao thức này khiến cho số lượng giao dịch giảm dần.

Kết luận

Như vậy mặc dù giải quyết được vấn đề thanh khoản trong không gian NFT, nhưng mảnh ghép này lại có một yếu điểm lớn khiến cho những người nắm giữ NFT khó lòng tận dụng khả năng đó.

Phân đoạn NFT có lẽ là điều mỉa mai bởi vì nó cố gắng làm cho thứ là tài sản không thể thay thế được trở nên có thể thay thế được.

Nhưng khi tài sản của bạn được định giá hàng nghìn đô la, khả năng chia chúng thành nhiều thanh khoản hơn để bạn có thể sử dụng chúng làm tài sản thế chấp ở nơi khác là điều rất có ý nghĩa, chưa kể rằng nó cũng phù hợp với đặc điểm phân cấp của Web3.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.