NFTFi (Phần 5): Derivatives – NFT phái sinh

NFT phái sinh - NFTFi derivative

Các công cụ phái sinh cho đến nay đã trở thành phần quan trọng nhất của hệ thống tài chính toàn cầu khi được đo bằng giá trị danh nghĩa, ước tính khoảng 610 nghìn tỷ USD.

Do tầm quan trọng của chúng trên thị trường tài chính, việc đưa các công cụ phái sinh vào thị trường NFT dường như là một bước hợp lý tiếp theo trong quá trình trưởng thành của không gian NFTFi. Tuy nhiên, hầu hết các sản phẩm phái sinh NFT vẫn chưa tìm được sản phẩm phù hợp với thị trường. Phần tiếp theo của báo cáo này sẽ xem xét các công cụ phái sinh NFT thông qua ba nhóm: thị trường dự đoán, hợp đồng vĩnh cửu và quyền chọn.

Thị trường dự đoán (Prediction)

Thị trường dự đoán cho phép người dùng đặt cược vào các kết quả nhị phân, chẳng hạn như liệu một đội có giành chiến thắng trong một trận đấu hay không, liệu một chính trị gia có giành chiến thắng trong cuộc bầu cử hay liệu tiền điện tử có vượt qua một mức giá cụ thể vào thời điểm cụ thể hay không.

Trước đây, thị trường dự đoán nổi tiếng nhất trên Ethereum là Augur, được ra mắt lần đầu vào năm 2018 và ban đầu đã đạt được mức độ thu hút ấn tượng. Thật không may, Augur đã không thể duy trì sự phù hợp với thị trường sản phẩm của mình và đã được chuyển đổi thành DAO vào tháng 11 năm 2021, sau đó đã chìm dần.

Trong khi các thị trường dự đoán giá crypto và dự đoán kịch bản xảy ra trong thế giới thực vẫn chưa đạt được sự chấp nhận đại trà, NFT có thể mang lại một chút lạc quan cho khái niệm lâu đời này.

Trên Ethereum, thị trường dự đoán nổi tiếng nhất là SOSMarket. SOSMarket cho phép người dùng đặt cược vào bất kỳ sự kiện nào liên quan đến NFT, từ số tiền mà một ví cá nhân chi cho OpenSea trong suốt cả năm cho đến việc giá sàn của một bộ sưu tập cụ thể cao hơn hay thấp hơn giá trị đã xác định.

SOSMarket đã được khởi chạy bởi OpenDAO, dự án airdrop cho người dùng OpenSea vào đầu tháng 1 năm 2021.

Mặc dù SOSMarket không duy trì mức độ tương tác từ đầu năm 2021, nhưng nó đã cho thấy nhu cầu mới đối với các thị trường dự đoán dựa trên NFT.

Nhu cầu về thị trường dự đoán NFT này dường như đã được Cubist Collective nắm bắt một phần. Giao thức này đã đạt được sức hút lớn hơn đáng kể so với SOSMarket, cụ thể, hầu hết các kết quả nhị phân xoay quanh việc giá sàn của bộ sưu tập trên Magic Eden (top 1 NFT Marketplace trên Solana) sẽ cao hơn hay thấp hơn giá mint. Magic Eden thấy rằng có hơn 20 triệu phiên mỗi tháng, tạo ra nhu cầu đáng kể đối với các đợt drop thông qua Launchpad.

Đương nhiên, những người tham gia muốn phòng ngừa rủi ro hoặc đầu cơ vào việc mint của họ, tạo ra nhu cầu đáng kể đối với Cubist Collective. Cubist Collective hiện xử lý 2-3 game dự đoán mỗi ngày.

Hợp đồng vĩnh cửu (Perpetual)

Trong thị trường tài chính, các hợp đồng tương lai Perpetual được cung cấp bởi các sàn Cex thường có khối lượng lớn hơn so với giao dịch spot.

Tuy nhiên, thị trường phái sinh NFT hiện chưa có nhiều công cụ đầu tư tương tự như thế. Việc thiếu ‘Perps’ cho NFT khiến người dùng gặp khó khăn trong việc mua hoặc bán các bộ sưu tập ký quỹ (vốn vay).

Vào tháng 8 năm 2021, Dave White của Paradigm đã xuất bản một bài báo giới thiệu về Floor Perpetual và đề xuất một framework tạo ra một tài sản tổng hợp theo dõi giá sàn của dự án NFT bằng cách sử dụng Tỷ lệ tài trợ và tài sản thế chấp của NFT.

Nhìn bề ngoài, đây có vẻ là một framework khả thi để giới thiệu Hợp đồng vĩnh cửu NFT và các giao thức mới, phần nào bắt nguồn cho mảnh ghép Perptual.

Dự án nổi bật nhất rong mảnh ghép này là NFTPerp. NFTPerp hướng tới việc giao dịch các bộ NFT blue-chip sử dụng bất kỳ các tài sản thế chấp nào, với đòn bẩy x5.

Các tài sản thế chấp của người dùng được giữ trong 1 hợp đồng thông minh và giá sẽ được tính theo AMM bonding curve giúp cho NFTPerp hoạt động tương tự như các AMM khác.

Quyền chọn (Options)

Thị trường NFT thiếu những người chơi quyền chọn lâu năm. Chính vì thế mà các dự án về quyền chọn không có nhiều.

Một số dự án đã ra mắt trong năm qua nhằm cố gắng thu hút sự chú ý trên thị trường, bao gồm Putty Finance, Nifty Options và Fuku. Thật không may, các giao thức này không có nhiều sự thu hút và vẫn không hoạt động kể từ khi chúng được giới thiệu.

Việc thiếu cơ sở hạ tầng quyền chọn cho NFT có nghĩa là các nhà giao dịch thiếu các công cụ để bán khống và/hoặc phòng ngừa rủi ro cho các vị thế NFT của họ, đây là một hạn chế nghiêm trọng trong việc quản lý rủi ro tài sản.

Điều này đặc biệt quan trọng khi xét đến việc thị trường NFT đã hạ nhiệt đáng kể trong vài tháng qua với giá sàn giảm trên diện rộng.

Trong trường hợp không có cơ sở hạ tầng quyền chọn cho NFT, các nhà phân bổ tài sản và nhà đầu tư có thể do dự khi thêm khả năng tiếp xúc với loại tài sản này vì điểm vào duy nhất của họ hiện đang thể hiện tầm nhìn dài hạn.

Một ví dụ điển hình về việc sử dụng quyền chọn để bảo vệ vị thế của nhà đầu tư:

  • Giá của dự án NFT Degentown đang tăng và bạn đã mua với giá 10 ETH, hy vọng bán nó để kiếm lợi nhuận trong thời gian ngắn.
  • Đây là một giao dịch rủi ro và bạn tự nhủ rằng mình sẵn sàng chịu lỗ 20% (2 ETH) trên Degentown nếu giá đi xuống. Để phòng ngừa trường hợp xấu, bạn tạo một quyền chọn bán NFT với mức giá 8 ETH trong thời hạn 6 tháng, thiết lập mức phí trả cho người mua quyền chọn này là 0,5 ETH.
  • Jack là một degen lớn hơn bạn và nghĩ rằng Degentown có thể sẽ tiếp tục tăng giá. Anh ta bị hấp dẫn bởi miếng mồi câu phí 0,5 ETH của bạn và anh ta cắn câu. Anh ta mua quyền chọn bán của bạn -> dù trong tương lai giá có biến động thế nào thì nếu bạn thực hiện hợp đồng sẽ khiến jack buộc phải mua với giá 8 ETH.
  • Jack liền gửi 8 ETH (giá thực hiện) vào hợp đồng thông minh trong ký quỹ và nhận khoản phí 0,5 ETH.
  • Từ đây trở đi, bạn có thể chọn thực hiện quyền chọn bằng cách lấy số tiền ký quỹ là 8 ETH bất kỳ lúc nào trong vòng sáu tháng.
  • Do đó nếu Degentown tăng lên 13 ETH vào cuối sáu tháng, bạn nên hủy hợp đồng quyền chọn và tất cả những gì bạn mất là khoản phí 0.5 ETH trả cho Jack, nhưng bù lại bạn sẽ lời 3 ETH do chênh lệch giá NFT (lợi nhuận là 2.5 ETH).
  • Tuy nhiên, nếu giao dịch của bạn không thành công và Degentown giảm mạnh xuống 6 ETH, bạn có lựa chọn thực hiện hợp đồng vì Jack đã cam kết mua nó với giá 8 ETH và bạn được bảo hiểm trước khoản lỗ lớn hơn 2 ETH (bạn sẽ lỗ 2.5 ETH).

Như vậy, nếu không có quyền chọn để bảo vệ vị thế thì bạn đã lỗ mất 4 ETH.

Dự án phái sinh NFT về bản chất trao cho người mua quyền nhưng không có nghĩa vụ thực hiện giao dịch ở một mức giá và ngày cụ thể trong tương lai.

Dự án nổi bật trong mảng Options là NiftyOption, Fuku.

Khi một hợp đồng quyền chọn được tạo trên NiftyOption, nó cũng được đúc dưới dạng một NFT mới. Khi khớp quyền chọn NFT, NFT bằng với giá trị của ETH trong quyền chọn và được giải phóng để sử dụng làm tài sản thế chấp.

Với Fuku, người dùng có thể mở rộng giao dịch quyền chọn ngoài các NFT blue-chip, các quyền chọn này có thể được mã hóa và bán lại tại các thị trường thứ cấp giúp mở rộng phạm vi tiếp cận.

Kết luận

Ở thời điểm hiện tại, đa số người dùng thông thường đều đầu tư vào NFT với niềm tin dài hạn hoặc chỉ là những trader thông thường giống với năm 2018, 2019 trước khi DeFi bùng nổ.

Dưới góc nhìn của Xóm NFT thì mảnh ghép phái sinh thực sự cần thiết đối với thị trường NFT, giúp đóng một vai trò lớn trong việc tăng cường tính thanh khoản của các giao dịch NFT.

Nó cho phép người dùng có nhiều trải nghiệm hơn so với giao dịch thông thường, chẳng hạn như giao dịch NFT có giá trị cao và có thể giao dịch theo bất kỳ hướng nào của biến động giá NFT.

Tất nhiên, các công cụ phái sinh NFT thực sự không giống như một cuộc khám phá về NFT, mà chỉ đơn giản là thay thế các tài sản cơ bản trong DeFi bằng NFT. Tuy nhiên, nó thực sự là một trong những con đường phát triển được tạo ra bởi ảnh hưởng của NFTFi.

Anh em hãy cùng quan sát xem làn sóng NFTFi sẽ mang đến những gì bất ngờ trong mùa bull tới, khi mà nhu cầu về NFT thực sự tăng lên.

Nhưng trước hết, hãy theo dõi các bài viết của Xóm để trang bị cho mình đầy đủ kiến thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.