NFTFi 101: Giải mã NFTFi, khi các mảnh ghép của NFT và Defi kết hợp

tổng quan hệ sinh thái NFT Finance

Thị trường NFT vào năm 2021 có khối lượng giao dịch là $17,6 tỷ, một con số đáng kinh ngạc, bằng 27% doanh số bán hàng của các thị trường nghệ thuật truyền thống toàn cầu ($65 tỷ) cùng năm.

Tuy nhiên có rất nhiều vấn đề mà thị trường NFT đang gặp phải và thực sự cần giải quyết để có thể tiếp cận được với nhiều người hơn. Và không có gì ngạc nhiên khi NFTFi ra đời để giải quyết bài toán của một thị trường hàng tỷ đô như vậy.

NFT-FI là gì?

NFT-Fi hay non-Fungible token Finance là sự kết hợp của NFT và Finance, giúp tài chính hóa NFT. Các mảnh ghép của NFT-Fi dần dần xuất hiện trong hơn 1 năm qua.

NFTFi cho phép các hình thức giao dịch NFT trở nên hiệu quả hơn – từ hoán đổi, bảo hiểm, chia nhỏ và định giá cho đến cho thuê.

Hãy bắt đầu với phân ngành lớn nhất trong NFTFi: Vay và cho vay.

Lending/Borrowing NFT (vay và cho vay)

Mảng vay/cho vay trong NFT hoạt động tương tự như trong DeFi, khác biệt ở chỗ tài sản thế chấp sẽ là NFT thay vì các token ERC-20.

Thay vì sử dụng fiat hay ETH như trên Aave hoặc Compound để vay, người đi vay sẽ sử dụng tài sản NFT làm tài sản thế chấp.

Dưới góc nhìn của giao thức, điều này thực sự rủi ro. Thị trường NFT là thị trường đầu cơ và rugpull phổ biến. Nếu ai đó yêu cầu khoản vay 10 ETH được hỗ trợ bởi một loạt NFT làm tài sản thế chấp, bạn sẽ muốn biết liệu những NFT đó có phải là các dự án đáng tin cậy hay không.

Vì lý do đó, các giao thức mảng cho vay cố gắng giảm thiểu rủi ro đó bằng cách thường chỉ chấp nhận các NFT “blue-chip” đã được thiết lập như Bored Apes, CryptoPunks, Doodles, Art Blocks, v.v.

Các dự án nổi bật trong mảng này là “NFTFi”, “BendDAO”, “JPED’d”.

BNPL (mua trước trả sau)

Trong thế giới Fintech, một xu hướng của Gen-Y và Gen-Z am hiểu công nghệ trong những năm gần đây là “mua trước, trả tiền sau” (BNPL). Các nhà phát triển Web3 đang áp dụng làn sóng tài chính thân thiện với ngân sách này cho các thị trường NFT.

Đối với những dự án BNPL, người mua sẽ phải trả trước một khoản tiền để nhận hoặc có quyền truy cập vào một số quyền lợi đang có của NFT và sau đó sẽ phải trả lại phần tiền còn thiếu trong một khoảng thời gian, điều này tương tự với trả góp trong tài chính truyền thống.

Người mua hoàn toàn có thể thanh toán BNPL xong trước thời hạn để lấy NFT đem bán nếu thấy NFT tăng giá.

Bất kể giá của NFT biến động thế nào thì khoản trả góp hàng tháng sẽ không thay đổi, từ đây người dùng có thể ra được chiến lược kiếm lợi nhuận cho riêng mình.

Dự án điển hình trong mảng này là “Cyan”.

Renting (cho thuê)

Giao thức cho thuê NFT là một hình thức NFTFi đang phát triển cho phép người dùng trả tiền để sử dụng NFT trong một thời gian. Những dự án nổi bật như reNFT hoặc Vera cung cấp cả dịch vụ cho thuê có thế chấp và không có thế chấp.

  • Cho thuê thế chấp đòi hỏi phải có vốn thế chấp vào để đảm bảo giao dịch.
  • Với việc cho thuê không có tài sản thế chấp thì giao thức tạo ra một “wrapped NFT” cho người thuê thay vì NFT gốc, NFT này sẽ bị đốt cháy sau khi hợp đồng kết thúc. Người thuê không bao giờ nhận được NFT gốc như thuê tài sản thế chấp.

Trong giai đoạn đầu này, tính phù hợp với thị trường của sản phẩm cho thuê NFT dường như phù hợp nhất với các NFT mảng blockchain game do các game này thường yêu cầu người chơi trả chi phí trả trước thông qua việc mua NFT.

Derivatives (phái sinh)

Các công cụ phái sinh NFT hoạt động chính xác như trong DeFi, cho phép bạn mua NFT dưới dạng quyền chọn tài chính, trao cho người mua quyền chứ không phải nghĩa vụ thực hiện giao dịch ở một mức giá và ngày cụ thể trong tương lai.

Điều này cho phép các tài sản NFT được phòng ngừa rủi ro theo những cách thú vị giúp giảm thiểu sự biến động của thị trường.

Ví dụ:

Giả sử Elon dự đoán giá của 1 NFT Cryptopunk sẽ tăng lên 130 ETH trong tương lai, nên đã mua ngay giá hiện tại là 100 ETH.

Tuy nhiên để phòng ngừa rủi ro giảm giá, Elon sẵn sàng chịu lỗ 20% nên đặt 1 quyền chọn bán Cryptopunk với mức phí là 5 ETH nếu giá giảm xuống dưới 80 ETH.

Sam thấy vậy nên nghĩ rằng nếu mình mua quyền chọn bán của Elon thì trong tương lai nếu giá tăng lên thì mình sẽ nhận được khoản phí 5 ETH, còn nếu giá giảm xuống thì mình sẽ phải trả 80 ETH để mua quyền chọn này.

Có nghĩa là trong tương lai nếu giá tăng lên 130 ETH, thì Elon chỉ mất phí 5 ETH nhưng bù lại sẽ lời 30 ETH, còn nếu giá giảm xuống 70 ETH thì Elon chỉ lỗ 20 ETH thay vì 30. Như vậy, Elon đã sử dụng quyền chọn để bảo vệ vị thế của mình.

Các dự án nổi bật mảng này gồm có NiftyOption và NFTPerp.

Apparaisal (định giá)

Việc định giá NFT rất khó khăn do tính chất kém thanh khoản của nó. Trước đây các dự án NFT cố gắng hết sức để “dự đoán” chúng bằng cách điều chỉnh một loạt các cơ chế như tỷ lệ vay, tỷ lệ cho vay trên giá trị (LTV) và ngưỡng thanh lý, nhằm chống lại các biến động thị trường không ổn định.

Hiện nay có nhiều dự án ra đời thực hiện định giá NFT bằng các cơ chế khác nhau.

Chẳng hạn, Abacus sử dụng cơ chế bằng chứng cổ phần để tạo ra một hệ thống định giá dựa trên thanh khoản. Người thẩm định đóng vai trò là người xác thực đoán giá trị NFT và đặt cược tiền của họ ở các mức định giá khác nhau. Đổi lại, chủ sở hữu NFT nhận được hỗ trợ thanh khoản để sử dụng NFT của họ làm tài sản thế chấp.

Với Upshot thì sử dụng mô hình “dự đoán ngang hàng” bằng cách cho một nhóm lớn người trả lời các câu hỏi chủ quan, sau đó thưởng cho họ token vì đã trả lời chúng một cách trung thực, tương tự như cách thị trường dự đoán tận dụng trí tuệ của số đông.

Fractionalization (phân mảnh)

Phân mảnh NFT là việc chia nhỏ NFT thành các token có thể thay thế, điều này khá nực cười vì nó làm cho tài sản không thể thay thế được có thể thay thế được.

Tuy nhiên khi NFT của bạn được định giá đến hàng nghìn đô la, khả năng chia chúng thành nhiều thanh khoản hơn để bạn có thể sử dụng chúng làm tài sản thế chấp ở nơi khác rất có ý nghĩa.

Giả sử bạn tin tưởng rằng Bored APE sẽ tăng giá trong tương lai vì đây là bluechip hàng đâu trong thế giới NFT, tuy nhiên bạn không đủ tiền để mua nó. Thay vì lựa chọn 1 loại NFT khác rủi ro hơn thì bạn vẫn có thể thực hiện DCA mua Bored APE bằng cách mua các phân mảnh của chúng dưới dạng token có thể thay thế.

Tessera là dự án hàng đầu trong mảng này cho phép người dùng phân chia các NFT yêu thích của họ và dân chủ hóa quyền sở hữu tập thể. Trên Tessear, bạn có thể đúc một NFT và chia nó thành các token ERC20 (sau này là ERC1155) có thể giao dịch trong một vault.

Kết luận

Thông qua các hợp đồng thông minh, NFTFi mở ra một thế giới tài chính hóa NFT, trao quyền cho bất kỳ ai sở hữu và tham gia vào chính sự sáng tạo của NFT.

Có nhiều ý kiến trái chiều về việc liệu rằng tài chính hóa các tác phẩm nghệ thuật có làm biến chất lòng tham của các nghệ sĩ hay không. Nhưng lịch sử đã chỉ ra rằng thương mại hóa giúp nghệ thuật phát triển như một hình thức biểu đạt và giao tiếp với công chúng.

Suy cho cùng, nền kinh tế vẫn cần phải vận hành và phát triển thì các tác phẩm nghệ thuật mới tìm được giá trị của nó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.